Bỏ túi một số tips để có một buổi phỏng vấn thành công

0
44

Tìm kiếm những tip phỏng vấn để có được công việc mơ ước là một trong những mối quan tâm lớn nhất của mọi người, đặc biệt là đối với sinh viên vừa mới tốt nghiệp. Bạn sẽ đối mặt như thế nào với bước ngoặt lớn của cuộc đời mình? Nếu bạn vượt qua vòng CV để đến với vòng phỏng vấn thì đây là cơ hội rất lớn của bạn để chạm đến công việc mơ ước. Để có một buổi phỏng vấn tốt bạn phải chuẩn bị mọi thứ về mặt tinh thần lẫn kiến thức. Bởi vì đây là một cơ hội để bạn thể hiện chính mình, chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người thích hợp cho vị trí họ đang cần. Do đó, sự chuẩn bị chu đáo chứng tỏ việc bạn quan tâm đến công việc này như thế nào đồng thời để lại ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.

Dưới đây là những tips giúp cho cuộc phỏng vấn của bạn hiệu quả hơn.

Tip 1: Chuẩn bị bài “Elevator Pitch”

‘Elevator Pitch’ là 1 bài nói được chuẩn bị trước một cách cẩn thận để nhấn mạnh các ưu điểm và thông tin cơ bản của bạn. Người phỏng vấn sẽ có khuynh hướng đặt câu hỏi mở: “Bạn giới thiệu đôi nét về bản thân mình được không?”. Lúc này, bạn sẽ làm chủ cuộc phỏng vấn của mình với nhà tuyển dụng. Mục tiêu của nhà tuyển dụng khi hỏi câu này là có thể tiếp xúc với ứng viên một cách hiệu quả và có được cái nhìn toàn diện về ứng viên đó

Bạn không thể liệt kê thông tin một cách máy móc bởi vì thông tin đã có hết trong CV, mà việc bạn cần làm là thể hiện tính cách & khả năng của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn phải nói thông tin liên quan, kỹ năng, kinh nghiệm công việc và trình bày nó một cách hấp dẫn. Vậy để giải quyết được những vấn đề trên thì bạn cần làm gì?

Giải pháp đưa ra chính là bạn nên kể một câu chuyện tại sao của bạn. Vì sao bạn yêu thích công việc bạn đang chọn? Kinh nghiệm việc làm bạn đã làm trước đó? Bạn đã học được những gì thông qua những công việc kia ? Hoặc là điểm mạnh của bạn so với những người khác, thậm chí kể cả điểm yếu?

Sau đây là một ví dụ cho elevator pitch của mình:

“Tôi học khoa marketing tại đại học kinh tế Hồ Chí Minh. Với tính cách hoà đồng, sáng tạo thì tôi nghĩ lĩnh vực này phù hợp với tôi. Tôi tìm kiếm cơ hội của mình thông qua Jobsfresher. Với tư cách là internship mảng marketing, tôi đã giúp công ty tôi thực tập đạt được 12 khách hàng B2B lớn (tổng hợp đồng trị giá 408 triệu đồng) trong vòng 6 tháng. Tôi tin tưởng rằng khả năng tìm khác hàng, thương lượng và chốt giao dịch sẽ là một thứ không thể thiếu cho công ty của bạn. Nếu đến trước dịp tết 2020 mà doanh số của quý chưa tăng gấp đôi, tôi sẽ rời khỏi đây. “

Tip 2: Nghiên cu và tìm hiu công ty

Khi bạn là học sinh, các giáo viên nói “Làm bài tập về nhà”. Khi bạn đang làm việc, sếp của bạn yêu “Chuẩn bị cho buổi thuyết trình sản phẩm mới”. Lời khuyên “chuẩn bị trước cho sự thành công” cũng đã được lặp đi lặp lại rất nhiều. Nhưng một lý do tại sao nhắc lại vẫn quan trọng, đó là vì dù 1 điều cơ bản, các ứng viên luôn không nghiên cứu đủ sâu và hiệu quả. Việc thiếu nghiên cứu về công ty, yêu cầu của họ trong công việc hàng ngày, văn hóa công ty, kỳ vọng của họ về tính cách, kỳ vọng về lương, … có thể để cơ hội nhận việc mất đi ngay từ cuộc phỏng vấn đầu tiên.

Hiểu về công ty, thu thập cái nhìn sâu sắc cho công việc bạn quan tâm không chỉ là truy cập trang web của họ. Đây là bước thứ hai quan trọng sau khi hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của chính bạn, vì vậy hãy làm bài tập về công ty của bạn theo các tips:

– Đọc kỹ các mô tả công việc. Chuẩn bị câu hỏi cho bất kỳ nhiệm vụ / yêu cầu nào bạn không hiểu để bạn có thể hỏi người phỏng vấn. Đặt câu hỏi tốt của riêng bạn trong cuộc phỏng vấn có thể tạo ra một sự khác biệt lớn.
– Tìm kiếm bất kỳ thông tin nào về tính cách văn hóa cty: trang web, blog công ty, trang facebook, các sự kiện xây dựng đội ngũ trong quá khứ, … Ghi chú về những gì bạn tìm thấy (họ có làm việc chăm chỉ, vui vẻ, hay nghiêm túc, …?)

– Tìm kiếm ý kiến của nhân viên cũ trên Glassdoor và LinkedIn
– Tiếp cận với một nhân viên hiện tại từ LinkedIn và rủ họ đi cafe. Bạn sẽ không bao giờ đến gần với những nội bộ của một công ty nếu chỉ đọc trên mạng.

Tip 3: Gi mail cơn

Nhiều ứng viên quên rằng nỗ lực giành được công việc chưa kết thúc sau buổi phỏng vấn. Gửi email cảm ơn sau cuộc phỏng vấn là một hành động quan trọng vì nó cho thấy bạn chưa từ bỏ và thực sự quan tâm đến vị trí công việc. Khi gửi email cảm ơn người phỏng vấn bạn cũng nhắc họ về bản thân bạn lần thứ hai. Chú ý gửi email cảm ơn này trong vòng 24 giờ, để ấn tượng tốt và khi mà người phỏng vấn vẫn nhớ bạn. Giữ email ngắn gọn và đề cập chi tiết trong cuộc trò chuyện với người phỏng vấn để họ biết rằng bạn đã chú ý kĩ. Có một vài lưu ý ngắn về:

– Tại sao bạn thực sự đam mê công việc
– Điểm mạnh, kỹ năng, kinh nghiệm có liên quan của bạn là gì – Tại sao bạn đặc biệt hơn các ứng cử viên khác

Phỏng vấn xin việc sẽ là 1 khó khăn lớn cho những người chỉ dựa vào CV. Những thành tựu, tên trường tốt trên giấy sẽ không giúp bạn thành công trong quá trình xin việc. Những gì các công ty sẽ thấy là khả năng của bạn được thể hiện qua cách trình bày về năng lực bản thân. Bạn hãy nên nhớ rằng, tiêu chí tuyển dụng không phải là tìm ra người xuất sắc nhất, mà là tìm ra người phù hợp với công việc nhất. Do đó, những tips trên hi vọng giúp ích được bạn trong việc tìm kiếm công việc yêu thích.

Previous articleHORLU đã ứng phó như thế nào trước đại dịch Covid 19?
Next articlePHỎNG VẤN ONLINE SẼ DỄ DÀNG HƠN VỚI NHỮNG MẸO SAU
I’m a book enthusiast. Writing is one of my top hobbies as it can help me have a chance to express my feelings and my thoughts. I'm not only a warm-hearted girl but also a sociable one, so I‘m into public speaking, leadership and travel. I hope that my articles can bring many benefits for everyone in a positive way.