Dịch bệnh Covid-19 gây những tác động cực lớn tới xã hội và mọi mặt của nền kinh tế. Nó khiến các chính phủ điêu đứng, doanh nghiệp đình trệ và gây ra “cú sốc” lớn cho chiến lược số hoá doanh nghiệp vốn đang trên đà bình ổn. Điều này khiến các tổ chức phải lên kế hoạch khắc phục mùa dịch, thay đổi phương án duy trì nhân lực và đảm bảo doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản. Vậy thì câu hỏi lớn nhất đặt ra cho nhà quản trị nhân lực vào lúc nào là gì? Làm cách nào để giữ vững thương hiệu tuyển dụng, thu hút và duy trì nhân lực trước cơn sóng lớn mang tên “đóng băng tuyển dụng”.

Đẩy mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng

Thương hiệu nhà tuyển dụng (hay “Employer Branding”) trở thành khái niệm nòng cốt trong quản trị nhân lực Công nghệ 4.0. Đó là chiến lược giúp doanh nghiệp đánh bóng tên tuổi, thu hút nhân tài với mức chi phí hợp lý. Trong thời điểm dịch bệnh lần này, thương hiệu nhà tuyển dụng càng cần được đẩy mạnh trên mạng xã hội để lấp đầy khoảng trống thông tin cho người lao động. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian vàng giúp doanh nghiệp tập trung vào chiến lược tạo thương hiệu nhà tuyển dụng, khi các nguồn lực về vận hành doanh nghiệp không còn là gánh nặng lớn.

Dưới góc nhìn nội bộ, thương hiệu nhà tuyển dụng cần được trau chuốt hơn trên website doanh nghiệp. Điều này giúp nhân sự cảm thấy yên tâm về các chính sách và khả năng “kháng sinh” của doanh nghiệp đối với sự suy thoái của nền kinh tế. Ví dụ, một số nhà quản trị nhân lực đã làm rất tốt công tác truyền thông mùa Covid. Các hoạt động truyền thông nội bộ mùa dịch, gửi tặng trang thiết bị phòng chống Covid đã làm rất tốt vai trò bình ổn tâm lý người lao động. 

Đầu tư cho nội dung tuyển dụng

Nghệ thuật tuyển dụng 4.0 nằm ở tầm nhìn dự phòng và lên kế hoạch đổi mới nội dung đăng tuyển. Với content chất lượng và khai thác đúng tâm lý ứng viên, doanh nghiệp mới có thể vừa thu hút nhân tài, vừa truyền thông được thương hiệu tuyển dụng. Vì thế, khoảng thời gian thị trường tuyển dụng không quá sôi động chính là cơ hội để nhà quản trị kiểm soát lại toàn bộ phương án, nội dung tuyển dụng của doanh nghiệp.

Thay vì tập trung đăng tuyển đại trà trên các website tuyển dụng đại trà, nhà tuyển dụng cần chú trọng vào chất lượng hơn là số lượng bài đăng tuyển. Tận dụng các xu hướng trên mạng xã hội, khéo léo lồng ghép tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp vào các nội dung mới là bước đi khôn ngoan giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường lao động.  

Duy trì đội ngũ nhân tài có sẵn

Tận dụng nguồn lực có sẵn luôn là ưu tiên hàng đầu khi doanh nghiệp đứng trước nguy cơ khủng hoảng. Vì thế, đội ngũ nhân tài hiện hữu trong tổ chức chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, củng cố thương hiệu của chính mình.

Nhờ có các nội dung truyền thông nội bộ, phúc lợi mùa dịch hay các chế độ hỗ trợ người lao động khỏi nguy cơ thất nghiệp, doanh nghiệp vừa có thể giữ chân người giỏi, vừa khích lệ họ sử dụng mối quan hệ cá nhân để nhân rộng thương hiệu nhà tuyển dụng. Đây cũng được coi là biện pháp Marketing trong tuyển dụng với chi phí vô cùng phù hợp. 

Bên cạnh đó, khẩu hiệu “Không để ai bị lùi lại phía sau” từ chính phủ cũng là nguồn động lực lớn giúp doanh nghiệp tạo ra sức mạnh trong thương hiệu tuyển dụng. Nhân viên nhận hỗ trợ từ trưởng nhóm, trưởng nhóm nhận hỗ trợ từ trưởng phòng. Thậm chí, các lãnh đạo cấp cao luôn sẵn sàng cho cơ chế “Work from home” mà không cắt giảm bất kỳ đồng lương nào của nhân sự. Điều này đem lại giá trị và sự tin cậy lớn cho người lao động khi họ quyết định đầu tư chất xám cho bất kỳ doanh nghiệp nào.  

Đào tạo và tận dụng tối đa khoảng thời gian “giãn cách tuyển dụng”

Mùa tuyển dụng bị đóng băng không đồng nghĩa với việc vai trò của nhà tuyển dụng bị hạ nhiệt. Ngược lại, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội cả xã hội đang sống chậm để vượt lên nắm thế chủ động trong tuyển dụng. 

Tăng cường các buổi huấn luyện chuyên môn, kỹ năng mềm, khả năng tiếp cận với công nghệ sẽ là xu hướng mà nhiều nhà quản trị “thức thời” đang tạo ra cho các doanh nghiệp tiên phong trong mùa Covid. Mục đích cuối cùng chính là tạo ra đội ngũ nhân lực mạnh cả về lý thuyết chuyên sâu và kỹ năng thực chiến – điều khó có thể làm được nếu thị trường tuyển dụng luôn luôn sôi động. 

Dự báo các phát sinh nhân sự sau mùa dịch

Thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại và phát triển. Vì thế, khả năng phân tích tình hình, dự đoán hướng đi và xu hướng dịch chuyển tâm lý người lao động sẽ luôn là “kháng sinh” giúp nhà tuyển dụng xây dựng được đội ngũ vững mạnh. Ngừng tuyển dụng không có nghĩa rằng chúng ta kết thúc quá trình tìm kiếm nhân tài. Cũng giống như sự xuất hiện bất ngờ của dịch bệnh, chỗ trống vị trí nhân sự chắc chắn vẫn tồn tại vô hình, và điều này đòi hỏi tầm nhìn đúng đắn từ các nhà quản trị nhân sự 4.0.

Previous articleFeature#1: Data Analytics Dashboard
Next articleCách lọc tìm ứng viên trên các trang web tuyển dụng trực tuyến
You are nothing if you are not joining yourself" is my favorite quote that it shows how the human be creative, open-mined and fully of dynamic. It explains why I love to travel by myself, to enjoy my life even thinking through out others's spiritual world.