Đối với nhà tuyển dụng, việc tìm được một ứng viên tài năng, có kinh nghiệm và được đào tạo đúng chuyên môn là việc hơn cả mong đợi. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể tìm được ứng viên thỏa mãn các tiêu chí ban đầu, nhà tuyển dụng sẽ chuyển mục tiêu tìm kiếm sang các ứng viên tiềm năng – người có thể đảm nhiệm vị trí cần tuyển dù không đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu đã đề ra.
Vậy làm thế nào để nhận diện một ứng viên tiềm năng? Tôi sẽ chia sẻ với bạn qua bài viết sau đây.
Đa dạng hình thức tuyển dụng
Việc phát triển mạnh mẽ của hệ thống công nghệ thông tin đã mang đến rất nhiều tiện ích cho công việc cũng như nhu cầu giải trí của chúng ta.
Hình thức tuyển dụng thông qua website nội bộ của công ty, sàn giao dịch việc làm trực tuyến hay các trang web môi giới việc làm trực tuyến cũng hỗ trợ rất nhiều cho việc lọc hồ sơ và tìm kiếm ứng viên của các nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, các mạng xã hội như Zalo, Facebook, … cũng là một trong những nơi trao đổi thông tin về nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm dù đây là môi trường không thật sự chuyên nghiệp.
Ứng dụng công nghệ thông tin vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà tuyển dụng, trong khi hình thức tuyển dụng truyền thống cũng có rất nhiều ưu điểm. Chẳng hạn, khi ứng viên trực tiếp nộp hồ sơ xin việc tại công ty, nhân viên tuyển dụng sẽ có cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn, cũng như có những đánh giá sơ bộ về ứng viên thông qua cử chỉ, lời nói và trang phục của họ.
Trong quá trình phỏng vấn, hãy chú ý ngôn ngữ cơ thể của ứng viên
Có một câu nói rất hay rằng “ánh mắt thì không bao giờ lừa dối”, thật vậy có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng đa số khi một người nói dối, mắt của họ sẽ có hiện tượng đảo tròn và đánh về phía bên trái.
Không chỉ vậy, các nghiên cứu này còn chỉ ra rằng khi nói dối, con người có xu hướng tránh nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện, siết chặt hai tay, … thậm chí một số người cảm thấy căng thẳng khi phải nói dối thường có biểu hiện đổ mồ hôi hoặc giọng nói có phần cường điệu hơn như một cách để chứng minh rằng những gì mình đang nói là sự thật.
Do đó, nhà tuyển dụng khi hỏi ứng viên về kinh nghiệm, năng lực làm việc, lý do nghỉ việc, hay vì sao ứng tuyển vào vị trí này? cần chú ý đến cử chỉ, thái độ, giọng nói, … để xác nhận mức độ thành thật của ứng viên.
Đừng tin 100% vào kết quả các bài kiểm tra năng lực của ứng viên
Có một sự thật không phải nhà tuyển dụng nào cũng biết, đó là không phải ứng viên nào cũng nghiêm túc làm bài kiểm tra với thái độ trung thực.
Trước khi trở thành một nhân viên tuyển dụng, tôi cũng đã từng là một ứng viên. Tôi cũng từng mang hồ sơ đi xin việc khắp nơi. Tôi cũng từng làm những bài kiểm tra năng lực như thế.
Có lẽ bạn sẽ bạn sẽ không tin nếu tôi bảo rằng, tôi chưa bao giờ gian lận khi làm bài kiểm tra năng lực. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng, vấn đề là chiếc smartphone đang trở thành “chìa khóa vạn năng” để các ứng viên dễ dàng vượt qua các bài kiểm tra năng lực.
Hãy đánh giá ứng viên thông qua các tình huống giả định
Trong quá trình phỏng vấn, hãy đặt ra cho ứng viên ít nhất 1 – 2 tình huống giả định. Dĩ nhiên, tôi không khuyên bạn đưa ra tình huống theo kiểu “Nào, tôi có một tình huống và bạn sẽ giải quyết vấn đề này thế nào?”
Hãy khéo léo lồng ghép vào cuộc trò chuyện giữa bạn và ứng viên. Bạn sẽ nhận được một kết quả bất ngờ, bởi tâm lý chung khi chúng ta đang mải mê nói về một chủ đề nào đó, đối phương khéo léo chuyển sang chủ đề khác sẽ có hai trường hợp xảy ra. Một là, ứng viên dễ dàng nắm bắt tình huống và giải quyết thỏa đáng. Hai là, ứng viên sẽ xử lý theo cảm tính cá nhân do lầm tưởng buổi phỏng vấn là cuộc trò chuyện tâm tình giữa hai người bạn.
Thông qua cách ứng viên giải quyết các tình huống trên, nhà tuyển dụng sẽ phần nào đánh giá được năng lực thật sự cũng như tác phong làm việc của họ.
Lắng nghe các câu trả lời của ứng viên một cách cẩn thận
Người xưa có câu “Đa ngôn, đa quá” nghĩa là nói nhiều, sai nhiều. Khi bạn đặt câu hỏi với ứng viên, hãy chú ý cách ứng viên trả lời, cách sử dụng từ ngữ, và tốc độ nói chuyện. Bởi nếu ứng viên lập tức trả lời các câu hỏi của bạn mà không cần suy nghĩ, thì có thể ứng viên quá giỏi hoặc quá nóng vội. Đặc biệt, khi câu trả lời có vẻ lan man, không đi vào trọng tâm thì đây chính là kiểu ứng viên luôn thể hiện việc gì cũng biết nhưng kết quả chẳng bao giờ hoàn thành công việc đúng hạn. Ngoài ra, còn có kiểu ứng viên lúc nào cũng vâng vâng, dạ dạ; đến khi làm việc thì chẳng biết bắt đầu công việc từ đâu.
Với tất cả các phương pháp này như được mô tả ở đây, bây giờ là lúc để bắt đầu tuyển dụng của bạn. Để thuê những nhân tài giỏi nhất Việt Nam, hãy nhấp vào Jobsrefer Vietnam ngay bây giờ.