Nghề nhân sự( HR) có nhiệm vụ lọc ứng viên, tuyển dụng, sau đó giúp kết nối người lao động với đơn vị sử dụng lao động. Những người phụ trách nhân sự sẽ thay mặt công ty , tổ chức  thực hiện các chính sách, phúc lợi cho người lao động để giúp họ hội nhập, thỏa mãn trong công việc. Ngoài ra, HR còn lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện công nhân viên nâng cao trình độ , tay nghề. Hôm nay tôi muốn mời gọi các bạn đi vào một câu chuyện của nghề giới thiệu việc làm , Săn đầu người ( Headhunter) một mảng chuyên sâu  trong nghề nhân sự qua cuộc phỏng vấn của tôi dành cho chị Anna một người giàu kinh nghiệm, và tâm huyết với nghề.

Qua đó phần nào giúp chúng ta có cái nhìn thực tiển về nghề headhunter, từ những chia sẻ thực tế, tổng hợp từ những gì chị ấy đã trải qua. Hi vọng nó sẽ là một món quà tốt, chuẩn bị cho những ai muốn vào nghề giới thiệu việc làm , săn đầu người .

1.  Lý do gì mà chị chọn nghề headhunter?

Mình đã làm đủ các stacks của HR. Cuối cùng mình rẽ hướng làm headhunter , Mình thích việc này vì nó cho mình có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, giao lưu với rất nhiều người giỏi ở những lĩnh vực,độ tuổi, tầng lớp khác nhau, Mình có cơ học hỏi từ những câu chuyện thành công, thất bại của họ và giúp mình hiểu hơn về các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội

Mình có thể tạo được network tốt đẹp giúp cho con đường nghề nghiệp của mình sau này, Mình đã kết nối và mang cơ hội nghề nghiệp đến cho rất nhiều người, mình nghĩ đó là mang tính nhân văn sâu sắc.

2.  Nó có sức hút như thế nào đối với chị?

Nghề headhunt ở Việt Nam những năm gần bắt đầu nở rộ được đánh giá cao, đặc biệt là headhunter trong lĩnh vực IT, mình bị sức hút do ngành mang lại vì những lý do sau :

Thời gian làm việc khá flexible. Mình có thể ra ngoài giao lưu, gặp gỡ ứng viên tạo network phục vụ cho công việc

Có thể làm việc ở bât cứ nơi đâu. Mình có thể ở Việt Nam mà tuyển cho khách hàng tận US, UK, các nước trong khối EU…., Điều cũng khá quan trọng, là thu nhập khủng (hấp dẫn) nếu bạn chăm chỉ và làm tốt.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở, bạn hoàn toàn có thể làm headhunt freelancer hoặc apply vào những tập đoàn săn đầu người lớn.

3.  Theo chị, những kỹ năng, tố chất nào? Chị thấy cần thiết cho sự chuẩn bị trước khi bước vào nghề headhunter?

Kĩ năng giao tiếp và xây dựng thương hiệu cá nhân, tạo network ứng  viên kĩ năng lắng nghe, cái này khó lắm nhé, vì thông thường mọi người thích nói hơn lắng nghe người khác, bên cạnh khả năng thuyết phục , đàm phán ,kĩ năng quản lý thời gian  và khả năng chịu áp lực lớn và kích hoạt tâm trạng bản thân

4.   Chị có thể kể ra một vài kinh nghiệm thực tế từ những lần săn đầu người?

Case thành công đầu tiên và đáng nhớ nhất của mình là tuyển 1 ứng viên .Net developer cho công ty của Thụy Điển trên linkedin. Trước đó mình biết linkedin nhưng chưa bao giờ sử dụng cả, và lần đầu tiênmình nhận ra là linkedin là một kênh tuyển dụng khá chất lượng và hiệu quả.

Case thứ 2 mình ấn tượng nhất là mình đã tuyển được 1 bạn “dev chất” cho một công ty về Ecommerce của US. Mình ở Hà Nội nhưng ứng viên ở tận TP. Hồ Chí Minh. Sau đó bạn ấy đã giới thiệu cho mình một network gồm 20 ‘dev chất’ khác. Mình muốn nói ở đây là, nghề headhunt dù ở bất cứ nơi đâu bạn đều có thể tạo network và săn được ứng viên cho mình, miễn bạn làm việc ‘có tâm’ và nhiệt tình để ứng viên tin tưởng bạn mà ‘ trao thân gửi phận’ cho bạn.

5.   Qua những điều nói trên, chị muốn nhắn gửi điều gì cho những headhunter chuẩn bị vào nghề.

Nghề headhunter là cả một nghệ thuật săn người. Nó hòa quyện giữa kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc và phân tích thông tin hay cả kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, đàm phán. Cần chuẩn bị cho mình những kiến thức và kĩ năng mềm cùng với một” tinh thần thép” để vượt qua những áp lực của nghề nghiệp

6.   Ngoài ra điều gì làm chị tâm đắc nhất khi vào nghề headhunter?

Làm nghề này mình có quan điểm rằng :

Doanh nghiệp và ứng viên đều là khách hàng  của mình. Nhiệm vụ của mình là cầu nối giữa hai bên, làm sao cho ứng viên phát huy được điểm mạnh, hạn chế được điểm yếu để thành công trong công việc. Mình thấy nghề này với nghề bác sĩ và giáo viên đều có một điểm chung là làm về con người và rất nhân văn.

7.  Khó khăn nào thường gặp nhất trong quá trình tuyển dụng?

Ứng viên bùng phỏng vấn và bùng offer làm mình cảm thấy down mood nhất. Mà chuyện này xảy ra thường xuyên đối với ngành IT.

Ngoài ra thường xuyên phải làm việc vào ban đêm. Điện thoại mình gần như support ứng viên 24/7 tất cả các kênh từ Facebook, skype, zalo, linkedin, email….

Tuy nhiên.với am hiểu thực sự hiểu lĩnh vực mình hunt, hiểu thị trường, có kiến thức HR để tư vấn job, tư vấn về career path cho ứng viên. Mình rất may mắn là đã làm fullstacks của HR và rẽ hướng làm headhunter khi đã làm tới vị trí HRM trong công ty về công nghệ nên đó là lợi thế rất lớn của mình khi làm việc với ứng viên.

Đôi lúc khi có job thì không có ứng viên, khi có ứng viên thì không có job. Mình thường xuyên bị tình trạng này. Nhưng kể từ khi mình hợp tác với mấy platform tuyển dụng như Jobsrefer, recruiter, devwork…. Thì tình trạng job của mình đã phong phú hơn nhiều và mình yên tâm đi tìm ứng viên mà không phải mất nhiều thời gian tìm job.

8.  Việc theo dõi ứng viên nhận việc thế nào hiệu quả nhất?

Mình luôn có thói quen xin contact ứng viên, phần lớn mình sử dụng skype để tương tác với ứng viên. Mình focus chủ yếu tuyển trong lĩnh vực công nghệ, mà như bạn biết đấy, các IT Engineer làm việc với cường độ rất cao và cần khả năng tập trung lớn nếu bạn thường xuyên nhấc máy lên làm phiền họ sẽ không phải là phương án tốt, thậm chí còn rất dễ bị cho vào “headhunt blacklist’.

Qua kinh nghiệm tuyển mình nhận ra các IT Engineers mong chờ được nhắn qua skype nhiều hơn là nghe điện thoại sẽ làm công việc của họ bị gián đoạn, vàLuôn hỏi thăm họ để update được thông tin kịp thời support.

9.  Kết thúc quy trình hunter cần làm điều gì đặc biệt.

Vẫn luôn follow ứng viên của mình để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của ứng viên đồng thời tìm ra những giải pháp hỗ trợ ứng viên  (khi cần thiết) để họ yên tâm hội nhập và làm việc

Đôi khi vẫn thi thoảng cafe cùng họ để duy trì và mở rộng network vàupdate thị trường tuyển dụng bên ngoài Review lại quá trình hunt case và rút kinh nghiệm cho bản thân.

Xin cám ơn chị, vì những câu trả lời quá bám sát thực tế, tin chắc nó sẽ trở thành kim chỉ nam cho những người chuẩn bị bước vào nghề headhunter, đặc biệt qua đó ứng viên cũng thấy được nổi lòng cũng như những tâm huyết của những nhà giới thiệu việc làm, từ đó họ hợp tác với chúng ta một cách tốt nhất.

Kết luận: Qua những chia sẻ rất thú vị từ chị, tin chắc phần  nào đã cung cấp cho chúng ta những thông tin bổ ích về nghề giới thiệu việc làm. Từ đó nếu chúng ta có đam mê trong ngành này, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng những phần chia sẻ trên để giúp chúng ta có thể mau chóng tiếp cận được công việc, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết. Jobsrefer luôn tiên phong trong việc kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp. chúng tôi cung cấp kiến thức, kỹ năng có liên quan giúp chúng ta có thể phát triển năng lực bản thân , cũng như có cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng, hoặc một nhà giới thiệu việc làm thuần thục.

Previous articleNGÀNH NGUỒN NHÂN LỰC – CHUNG TAY VƯỢT QUA MÙA DỊCH CORONA
Next articleHORLU đã ứng phó như thế nào trước đại dịch Covid 19?
Loves to read, travel and join in social activities. My dream is to create an awesome company to help the young people live with their passion and help in developing them to reach their fullest potential. I've travelled to Vung tau, Qui Nhon, Buon Ma Thuot, An Giang, and Phu Yen. Hit me up if you like to travel as well.