Hiện nay có rất nhiều kênh tìm kiếm ứng viên mà chúng ta đã biết. Chẳng hạn : Facebook, linkedin, những thông tin ứng viên được giới thiệu từ người quen. Nhưng kênh nào mang lại hiệu quả nhất? giúp tìm ra ứng viên tiềm năng và sáng giá nhất?. Lắng nghe từ kinh nghiệm của một người anh đi trước trong nghề headhunt. Với tâm huyết cũng như kinh nghiệm từng trải. Anh dành cho Jobsrefer một buổi phỏng vấn mini để gửi gắm chia sẻ của anh về kênh mà anh thấy mang lại hiệu quả nhất trong việc tuyển dụng. Người mà tôi phỏng vấn hôm nay là anh Steven Dang, đã từng du học tại nước ngoài và có kinh nghiệm trong ngành săn đầu người.
Đôi nét về anh cũng như sơ lược về kinh nghiệm của anh trong ngành headhunt
Mình có 4 năm du học học nước ngoài và chuyên ngành của mình là tổ chức và quản lý chiến lược (organization and strategic management). Hiện mình đang làm quản lý cho đầu Việt Nam của một công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu hotel’s amenities. Nhìn sơ qua background thì mình không hẳn có kinh nghiệm liên quan đến ngành headhunt.
Trong quá trình học, mình đặc biệt hứng thú với lĩnh vực HR, đặc biệt về mảng global, và đã thử thách bản thân với vị trí HR Director của một tổ chức business do sinh viên tự vận hành. Mình đã đảm nhận vị trí tuyển nhân sự và training cho các bộ phận. Tuy là tổ chức do sinh viên vận hành, mình và team có những trải nghiệm thực tế với các doanh nghiệp cũng như cá nhân trong ngành nghề liền quan trong quá trình vận động hành lang và kêu gọi nhà tài trợ và diễn giả phát biểu
Từ đấy mình thích ngành HR vì không phải chỉ vì mình thích networking và communication, mà bởi vì mình thích đem lại cho các bạn ứng viên những cơ hội và trải nghiệm mới phù hợp với họ.
Kênh thông tin nào có thể tìm được ứng viên?
Tôi thấy có nhiều lắm. Facebook Groups và LinkedIn là ví dụ điển hình, dù FB groups bị loãng và không thực sự chuyên nghiệp.
Kênh nào là hiệu quả nhất? Theo đánh giá chủ quan.
Tôi vẫn luôn cho là LinkedIn do đấy là nơi hội tụ của những người học vấn cao và nghiêm túc trong con đường sự nghiệp của họ.
Đối với LinkedIn, mình sẽ nhìn sơ lược về kinh nghiệm làm việc của họ trong mấy năm gần đây để nắm bắt được điểm mạnh , điểm yếu của họ. Ngoài ra, xem các hoạt động (share, comment, post) của họ trên LinkedIn cũng là một công cụ thích hợp để biết được ngành nghề, lĩnh vực yêu thích của các ứng viên tiềm năng. Sau cùng vẫn là nói chuyện 1-1 (online/ offline) với ứng viên để hiểu họ hơn.
Tiêu chí nào để anh chọn ứng viên giới thiệu với đối tác.
Cho dù mình đánh giá cao tiêu chí của đối tác, mình vẫn hay đề cao các tố chất của ứng viên hơn là kỹ năng của họ. Từ kinh nghiệm của mình, tố chất là cái không thể kiếm được trong khi kỹ năng hoàn toàn có thể học. Có thể nói nôm na nó giống như Practice makes perfect.
Anh có thể chia sẻ những khó khăn, cũng như cách mà anh đã vượt qua để tìm được những ứng viên tiềm năng nhất?
Khó khăn lớn nhất có thể là nhiều khi ứng viên không thật sự nhìn nhận đúng về bản thân và face-to-face interaction vẫn là tốt nhất để đánh giá và nhìn nhận một người, personally and professionally.
cách mà mình vượt qua có lẽ là nói chuyện, trao đổi cv với ứng viên như một người bạn để có một connection cụ thể và từ đó ứng viên có thể chia sẻ bản thân họ đúng hơn
Anh có nhắn nhủ gì đến các headhunter để họ cũng tìm được những ứng viên hiệu quả nhất.
Tôi muốn nhắn nhủ hãy là bạn bè với ứng viên (hoặc ít nhất là hơi kết nối) trước khi bạn tuyển dụng họ. Và làm thế nào để làm bạn, nó phụ thuộc vào bạn.
Tất nhiên, đó chỉ là ý kiến của tôi. Mọi người đều có kỹ thuật riêng của họ. Hãy là duy nhất.
Kết luận:
Cảm ơn những chia sẻ đầy tâm huyết của anh. theo anh ấy kênh Linkedin là hiệu quả nhất. Hãy giữ mối liên hệ với ứng viên như là bạn bè. Hơn thế tốt nhất là nên gặp mặt để đánh giá chính xác hơn. Đặc biệt để chọn ra ứng viên thì tố chất và kỹ năng là hai cái cần được lưu ý.
Nếu bạn muốn bắt đầu hành trình của mình với tư cách là “Người giới thiệu”, hãy đăng ký tài khoản tại Jobsrefer – Nền tảng tuyển dụng dành cho Người giới thiệu tại Việt Nam.